DẠY HỌC PHÂN HOÁ [1]

BBT: Dạy học phân hóa là phương pháp trong đó giáo viên dạy học tùy theo đối tượng, phù hợp với đặc điểm tính cách, tâm sinh lý, nhịp độ, khả năng tiếp thu cũng như niềm hứng thú của người học, từ đó phát huy tối đa khả năng học thuật của người học.

Bạn đã nghe đến phương pháp dạy học độc đáo này bao giờ chưa? Nếu rồi, vậy bạn đã thử áp dụng nó trong lớp học của mình chưa? Hãy cùng FLC tìm hiểu sâu hơn về phương pháp dạy học phân hóa qua bài viết dưới đây nhé!


Bản hướng dẫn thực hành lập kế hoạch cho việc phân hoá có chủ đích

Bằng cách xem xét những gì học sinh cần biết và cách đánh giá quá trình học tập, giáo viên có thể tạo sự khác biệt trong các bài tập.

Phân hoá theo nhu cầu của mỗi người học là một trọng điểm mà nhiều giáo viên trên toàn thế giới đang chia sẻ. Chúng ta muốn học sinh có một năm phát triển trong các khoá học dù họ phải chật vật với các kiến thức cốt lõi cơ  bản , dù họ đang ở trình độ kỹ năng phù hợp hay có sự hiểu biết vượt quá mục tiêu học tập của chương trình học. Đây là những yếu tố chính cần xem xét trong phương pháp dạy học phân hoá.

  • Lập kế hoạch: Nội dung, quá trình và sản phẩm
  • Quyền tiếp cận của người học: Sự sẵn sàng, sở thích và sở thích học tập.
  • Môi trường

Nhiều nội dung đã được viết ra giúp giáo viên suy nghĩ, đồng thời cung cấp những trải nghiệm khác biệt cho người học nhằm sắp xếp và giải thích các yếu tố trên. Tuy nhiên, câu hỏi và thách thức mà tôi nghe và quan sát được thường xuyên nhất từ các giáo viên là: làm thế nào để chúng ta lập kế hoạch phân hóa có chủ đích một cách hiệu quả để có thể thực hiện và đánh giá với sự tự tin và hiểu biết như đối với các bài học truyền thống? Câu trả lời dựa trên sự thay đổi trong cách sử dụng các yếu tố lập kế hoạch — nội dung, quy trình và sản phẩm — để tạo sự khác biệt, nhằm tìm ra hấp lực trong các lớp học đang sử dụng phương pháp này.

Cách tiếp cận ba phần cho việc lập kế hoạch phân hoá

Phần 1: Nội dung.

Nội dung chính là những gì học sinh cần biết, và thực hành. Khi xác định các mục tiêu cần đạt này, chúng ta cũng hình thành các đánh giá cách người học  thể hiện hiểu biết của họ. Các giáo viên thành công là những người hoàn thành 2 bước cho công việc này.

Trước hết , xác định các kỹ năng cụ thể và các khái niệm mà học sinh cần đạt được. Đây chính là những nội dung cần được đo lường và phân tích thông qua một loạt đánh giá.

Triển khai các kỹ năng và  khái niệm cho phép giáo viên theo dõi tiến độ học tập của  học sinh trong các lĩnh vực cần hỗ trợ thêm cho các học sinh còn thiếu sót và các học sinh sẵn sàng cho sự phức tạp ngoài mong đợi của nội dung bài học. Hiểu biết này sẽ khiến giáo viên, những nhà đào tạo giáo viên, những người giám sát cùng chia sẻ quan điểm về những gì học sinh cần học thông qua phân hoá có chủ đích. 

Bước thứ 2, thu thập dữ liệu về những gì học sinh đem đến cho nội dung trọng tâm. Đôi khi, bước này được xem như tìm chiến lược cho việc lập kế hoạch phân hoá. Điều này là sai lầm. Đáp ứng nhu cầu  người học  có nghĩa là biết được những cơ hội nào học sinh đem đến cho bài học dựa trên những gì họ biết và những thách thức còn tồn tại, dựa trên các khoảng trống trong các lĩnh vực cốt lõi. Các thí dụ về dữ liệu thu thập từ sinh viê  trước khi lập kế hoạch bao gồm các kinh nghiệm sống, các sở thích bên ngoài trường học  và các kỹ năng học thuật chiến lược. Sử dụng các chiến lược như biểu đồ K-W-L [2] hoặc “những điều cần biết” là một cách để tìm hiểu những gì người học đã biết về một chủ đề. Mức độ hiểu biết của họ về nội dung cần được đưa vào kế hoạch. Không học sinh nào cảm thấy bị cuốn hút vào một bài học hoặc buổi học cung cấp nội dung mà họ đã nắm vững từ lâu. Giai đoạn lập kế hoạch này giúp khẳng định các khoảng trống kiến thức.

Các nhà giáo dục thu thập thông tin về  sở thích và đam mê của học sinh hoặc cung cấp cho họ nền tảng về các ứng dụng của nội dung. Dữ liệu này có thể mang lại trải nghiệm học tập phong phú, chẳng hạn như cung cấp văn bản thông tin để đọc và phân tích từ các bài báo về thể thao hoặc trò chơi điện tử Minecraft nếu nhiều học sinh xác định đó là lĩnh vực họ  quan tâm.

Hoàn thành hai bước này giúp đảm bảo rằng các nhà giáo dục cảm thấy  họ được chuẩn bị tốt về các kỳ vọng  cụ thể của chương trình giảng dạy ở mức độ mục tiêu. Nó cũng đảm bảo rằng giáo viên nhận thức đầy đủ về những gì học sinh mang lại cho nội dung về  mặt cơ hội và lĩnh vực thách thức.

Phần 2: Các quy trình

Quy trình liên quan những cách hiểu khác nhau của học sinh về nội dung. Học sinh cần thường xuyên trải nghiệm sự hiểu biết thông qua nhiều cách thức  và cơ hội khác nhau. Giáo viên làm  được  điều này thông qua các bài học được tạo thành từ một loạt các hoạt động.

Sự phân hóa thông qua các quá trình được áp dụng trong một hoặc nhiều hoạt động tạo thành bài học. Giáo viên có thể bắt đầu bằng việc tạo sự khác biệt trong một hoạt động. Khi sự tự tin và kinh nghiệm tăng lên, hầu hết các hoạt động  trong bài học có thể được phân hoá. Trọng tâm của sự phân hoá có chủ đích về mặt quá trình  được đặt trên các cơ hội và thách thức về nội dung của học sinh. Nó cũng kết hợp ít nhất một trong các yếu tố tiếp cận của người học: sự sẵn sàng, sở thích và sở thích học tập.

Dưới đây là 2 thí dụ

Tiếng Anh: sử dụng các chi tiết bằng văn viết thông qua các trung tâm học tập. Mỗi trung tâm tập trung vào một loại chiến lược chi tiết khác nhau: thí dụ, sự kiện, chi tiết cảm quan. Mỗi trung tâm bao gồm 2 lựa chọn và học sinh chọn một để hoàn thành.

Toán: hiểu các phần và chức năng của phân số thông qua hoạt động think dot [3]. Học sinh được chia thành các nhóm dựa trên mức độ sẵn sàng về kỹ năng để hoàn thành một hoạt động theo cấp độ mà tất cả học sinh đều hoàn thành các kỹ năng trọng tâm. Mỗi nhóm hợp tác để giải quyết sáu nhiệm vụ theo thứ tự lựa chọn ngẫu nhiên.

Phần 3: Sản phẩm. Sản phẩm là những hiện vật mà học sinh tạo ra để thể hiện những điều các em biết và chưa biết. Các sản phẩm này khác nhau về định dạng cả nhỏ và lớn, chẳng hạn như câu đố, phản ánh, thảo luận, đa phương tiện, công cụ truyền thông xã hội và các hoạt động thể hiện kiến thức, hiểu biết  và sự thông thạo.

Sự phân hoá có chủ đích dựa trên cách tận dụng những gì đã biết về các cơ hội và thách thức đối với học sinh về  nội dung Ngoài ra, hãy sử dụng ít nhất một trong các yếu tố tiếp cận của người học: sự sẵn sàng, sở thích và sở thích học tập. Những kinh nghiệm này bao gồm từ  việc thực hành để học hỏi cho đến kiểm tra đánh giá  sự tiến bộ.  Người học được cung cấp một loạt cơ hội và trải nghiệm một cách linh hoạt  để giúp họ kết nối và mở rộng việc học trong khi vẫn duy trì của trọng tâm  của nội dung.

TIẾN TỚI CÁCH TIẾP CẬN PHÂN HOÁ

Khám phá cách tiếp cận này để phản ánh và lập kế hoạch cho nhu cầu của học sinh thông qua sự phân hoá.  Lấy  nội dung, quy trình và sản phẩm làm các bước lập kế hoạch sẽ cung cấp một cách tiếp cận rõ ràng và ngắn gọn, tiến đến việc lựa chọn các chiến lược và hoạt động dựa trên nhu cầu của người học phù hợp với mục tiêu bài học. Cổng thông tin quản lý tài nguyên này đóng góp các ý tưởng  vào kế hoạch của bạn và hướng dẫn về sự phân hoá này cho bạn những hiểu biết sâu sắc và một bảng danh sách kiểm tra các tiêu chí lập kế hoạch để bắt đầu hành trình lập kế hoạch của bạn. 

Cấu trúc này không chỉ trao quyền cho việc học tập của học sinh mà còn mang lại cho các nhà giáo dục một ngôn ngữ chung và  các cơ hội hợp tác chuyên môn để thảo luận, triển khai và xây dựng những trải nghiệm mạnh mẽ hơn đáp ứng nhu cầu của tất cả người học.

*Chú thích:

[1] Dạy học phân hóa: Giảng dạy tùy theo năng lực, sở thích và nhu cầu người học

[2] K-W-L: là một bảng gồm 3 cột chính với tên gọi từng cột:

  • K (Know): Biểu thị những điều người học biết.
  • W (Want to Know): Biểu thị những điều người học  muốn biết.
  • L (Learned): Biểu thị những điều người học đã lãnh hôi  và  rút ra được khi tiến hành hoạt động học tập

[3] Think dot: gồm 6 hoạt động  , với các yêu cầu cho mỗi hoạt động được viết trên các tấm bìa kết lại với nhau bằng một vòng đai. Môi tấm bìa có từ 1 đến 6 chấm tròn, giống như xúc xắc


Tác giả: John McCarthy

Nguồn: A Practical Guide to Planning for Intentional Differentiation

Dịch giả: Nguyễn Bích Hạnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.