Lợi ích bất ngờ của một lớp học ồn ào

BBT: Bạn nghĩ một lớp học tuyệt vời sẽ gồm có những đặc điểm gì? Một lớp học yên tĩnh, học sinh chăm chú lắng nghe và ghi chép sẽ thu hút bạn hơn là một lớp học ồn ào, học sinh hiếu động?

Nhiều giáo viên cho rằng một lớp học ồn ào sẽ làm giảm đi chất lượng dạy và học rất nhiều. Điều này có thật sự đúng không? Hay chúng ta chưa biết tận dụng những lợi thế tiềm ẩn của một lớp học hiếu động?

Hãy cùng FLC tìm hiểu những lợi ích ít ai ngờ tới của kiểu lớp học này bạn nhé!         


Nhiều giáo viên cho rằng đôi khi việc duy trì các mối quan hệ và hòa nhập với mọi người lại quan trọng hơn việc tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt.

Trong một lớp học, không nghiêm khắc xử lý hành vi sai trái của học sinh đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể kiểm soát được lớp học đó—mà thay vào đấy, một lớp học vừa yên tĩnh vừa có sự tập trung cao sẽ có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nếu quá chú trọng vào việc giữ trật tự lớp học thì sẽ kìm hãm sự sáng tạo và niềm đam mê của học sinh. Các thầy cô giáo chia sẻ với chúng tôi rằng một lớp học mà luôn yên tĩnh dường như là một lớp học có hiệu quả nhưng thực chất lại phát sinh nhiều vấn đề trong việc kết nối với học sinh—lấy sự yên tĩnh, sự chăm chú nghe giảng để che giấu sự chán học.

Hồi đầu năm nay, chúng tôi có viết về tầm quan trọng của việc tạo dựng một mối liên kết bền chặt và lâu dài với học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông dựa trên những nghiên cứu chứng minh rằng mối liên kết giữa giáo viên và học sinh là yếu tố tất yếu để mang lại hiệu quả trong học tập. Kênh truyền thông của chúng tôi có đề cập đến những kinh nghiệm trong việc kết nối với học sinh mà các thầy cô giáo trên khắp đất nước đã nhiệt tình chia sẻ.

Do đó, có đề cập đến một thông tin rất hữu ích: Nhiều cán bộ giảng dạy đã đưa ra những cách thức mà họ áp dụng để tạm thời nới lỏng kỷ luật và hạn chế việc chú trọng nặng nề vào các môn học. Để tạo dựng được một mối quan hệ sâu sắc với trẻ, các thầy cô giáo cần phải linh hoạt hơn trong việc duy trì một lớp học năng động, tràn đầy tiếng ồn—đúng vậy, gây mất trật tự— để tạo cơ hội cho học sinh kết nối với nhau. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng: Học sinh cần một khoảng thời gian trống để làm quen với kiến thức mới học được, để có thể tiếp thu được thêm những kiến thức mới, và để thích nghi được với môi trường học— ngoài ra, cần duy trì mối quan hệ với các bạn cùng lớp, chẳng hạn như tình bạn, tình đoàn kết—để nâng cao ý thức học tập.

Giáo viên lịch sử khối trung học phổ thông Heather Redmon Leise khuyến khích giáo viên nên chủ động dạy theo cách riêng của họ, cô từng chia sẻ trên Facebook rằng “Lời khuyên đầu tiên của tôi là đừng e ngại trước một lớp học ồn ào. Hãy để học sinh nói, rồi chúng sẽ dần mở lòng chia sẻ với bạn.”

Thông thường, không nên khuyến khích trẻ nói chuyện riêng trong lớp—trừ trường hợp là trao đổi với mục đích học tập. Thầy giáo kiêm tác giả Michael Linsin từng viết trong blogcủa mình rằng “Người ta thường nghĩ rằng giáo viên thì không nên cho phép học sinh nói chuyện riêng trong lớp. Vì điều đó làm lãng phí thời gian học tập, làm ảnh hưởng đến việc học của trẻ và có thể khiến chúng có những hành vi sai trái. Nhưng khi bạn biết cách quản lý thì điều đó sẽ không còn đáng lo ngại. Trên thực tế, dành vài phút nghỉ ngơi để học sinh vươn vai, thư giãn và trò chuyện với nhau là một phương pháp quản lý lớp học hiệu quả”.

CHO PHÉP HỌC SINH NGHỈ GIẢI LAO

Để quản lý tốt một lớp học, nhiều giáo viên cho biết, họ đã áp dụng cách thức linh động này, họ sắp xếp thời gian cho học sinh nghỉ ngơi và vui chơi trên lớp, và thường xuyên cho phép học sinh trao đổi, trò chuyện với nhau. Tuy sẽ gây mất trật tự, nhưng đó là cách để xây dựng một môi trường học có ý nghĩa, nơi mà trẻ được thoải mái tham gia học tập.

DÀNH THỜI GIAN CHIA SẺ VÀ TÂM SỰ VỚI HỌC SINH

Theo như Rebecca Alber, một giảng viên ngành giáo dục học tại trường Đại học UCLA thì việc tuân theo các quy tắc lớp học rất quan trọng nhưng việc duy trì các mối quan hệ còn quan trọng hơn. Cô còn cho biết “Cách duy nhất để duy trì một mối quan hệ bền vững với học sinh chính là thông qua sự chia sẻ, hãy để học sinh có cơ hội được mở lòng và chia sẻ với giáo viên—và với các bạn cùng lớp”.

Đây là phương pháp mà nhiều thầy cô giáo đã ưu tiên áp dụng. Laura Thomas, giám đốc Trung tâm Đổi mới Trường học của Đại học Antioch ở New England và là một cựu giáo viên, đã chia sẻ trên Facebook rằng “Ted Sizer từng đến thăm trường đại học của cô để trao đổi và trò chuyện với một nhóm sinh viên ngành sư phạm sắp ra trường. Một sinh viên đã hỏi ông: ‘Làm thế nào để tạo ra sự thay đổi?’ Ted trả lời rằng: ‘Hãy quan tâm và lắng nghe câu chuyện của mọi người xung quanh. Hãy nói lên câu chuyện mình, hãy lắng nghe câu chuyện của đồng nghiệp, của học trò. Hãy quan tâm và lắng nghe.’”Thomas đã ghi chú thêm vào bài viết của cô rằng: “Đó là lời khuyên hữu ích nhất mà tôi từng được nhận”.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể chia sẻ chuyện riêng của bản thân, vậy nên: Bạn có thể bắt đầu tiết học bằng cách động viên học sinh chia sẻ với cả lớp, với thầy cô và các bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghép học sinh theo cặp và cho chúng kể về một điều tốt đẹp trong cuộc sống hay kể vể một điều ước nào đó. Alber cho biết “Không nhất thiết phải kể về một cái gì đấy lớn lao—mà chỉ cần bắt đầu với những câu nói đơn giản như, ‘Tối nay sang nhà tớ ăn bánh taco đi’. Hãy bắt đầu mỗi tiết học với [cách chia sẻ này] và khi học sinh đã trở nên quen dần, ghép năm em vào cùng một nhóm để giúp các em kết nối với nhau. Hãy chia sẻ, tâm sự với học sinh.’’

Xét cho cùng, chính sự lắng nghe và chia sẻ đã tạo nên sự khác biệt, đã tạo ra cơ hội để trẻ duy trì được mối quan hệ bền chặt với thầy cô và các bạn, giúp việc học của trẻ hiệu quả hơn. Redmon Leise từng viết “Hãy lắng nghe những câu chuyện của học sinh. Những câu chuyện về học tập, về thú cưng, những thắc mắc về bài tập, hay là những câu chuyện về các mối quan hệ. Hãy dừng lại và lắng nghe. Nghe từng câu chuyện một, ngay cả khi với một lớp học có số lượng lên đến 34 em học sinh (chính là lớp mà tôi đã từng dạy), và phương pháp này đã tạo ra sự khác biệt—Sau 23 năm, tôi vẫn nghĩ rằng việc duy trì các mối quan hệ là cách thức hiệu quả nhất.”

GIỚI HẠN THỜI GIAN NGHỈ GIẢI LAO

Hãy cân nhắc dành vài phút tâm sự và trò chuyện trước khi bắt đầu hoặc sau khi kết thúc lớp học, tuy lớp học sẽ trở nên ồn ào hơn nhưng hãy đảm bảo rằng bạn đã có sự chuẩn bị trước.

Khi tiết học kéo dài và học sinh dần mất hứng thú với việc học, đôi khi chỉ cần khoảng 2 hoặc 3 phút nghỉ giải lao và vươn vai là học sinh đã có thể nạp lại năng lượng. Linsin chia sẻ “Bạn phải biết cách kiểm soát lớp học khi cho phép học sinh trò chuyện riêng trong giờ”. Điều quan trọng là bạn phải hướng dẫn và chỉ bảo kĩ càng để học sinh hiểu rõ một điều rằng chúng sẽ phải quay trở lại chỗ ngồi và tập trung vào việc học khi hết giờ nghỉ giải lao. Linsin có viết “Tôi nhận ra rằng việc cho phép học sinh trò chuyện trong lớp tuy gây mất trật tự, hoặc không đáng để áp dụng. Nhưng nó lại có hiệu quả mà không ai ngờ tới”.

PHÁ VỠ LẼ THÔNG THƯỜNG

Jennifer Gonzalez, cựu giáo viên ngữ văn trung học cơ sở và là biên tập viên của trang web Cult of Pedagogy cho rằng học sinh xét cho cùng vẫn cần có sự trao đổi với nhau,việc tạo cơ hội để học sinh được giao tiếp trên lớp là một điều vô cùng cần thiết. Cô còn viết “Nếu bạn đang dạy một lớp học mà học sinh chỉ ngồi yên, không được trò chuyện với bạn bè, không được tham gia các hoạt động, và dần cảm thấy việc học không còn hấp dẫn, thì điều đó có nghĩa rằng cách giảng dạy bạn có vấn đề”.

Tất nhiên, giáo viên nào cũng mong muốn trẻ chăm chú nghe giảng trên lớp, nhưng cũng nên sắp xếp thời gian nghỉ giải lao để trẻ được trò chuyện thoải mái nhằm xua tan nỗi chán học. Hơn nữa, sẽ KHÔNG có gì sai trái khi bạn không tuân theo cách dạy truyền thống—vì nếu bạn sắp xếp thời gian để học sinh nghỉ giải lao thì sẽ đem lại được nhiều lợi ích hơn trong học tập. Do đó, hãy tạo thật nhiều cơ hội để trẻ được “thể hiện bản thân, được vận động, được trao đổi và được làm việc theo cặp, nhóm” như Linsin đã viết. “Một lớp học thì phải năng động và thú vị, vậy nên tôi khuyến khích cho phép trẻ được thoải mái vận động và vui chơi trên lớp. Điều đó giúp giáo viên quản lý lớp học chặt chẽ hơn, giúp việc yêu cầu học sinh giữ trật tự trở nên dễ dàng hơn.


Tác giả: Sarah Gonser

Nguồn: The Magic of a Noisy Classroom

Biên dịch: Nguyễn Thu Trang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.