Chiêm nghiệm trong dạy học [1]

BBT: “Chiêm nghiệm là thành phần cốt lõi của sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên và là chìa khóa để trở thành một giáo viên có tay nghề cao.”. Chiêm nghiệm thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm nghề của bất kì người giáo viên nào. Chiêm nghiệm lại quá trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy giúp giáo viên có dịp nhìn lại bản thân, từ đó nâng cao chuyên môn mang lại cho người học những bài học bổ ích và hiệu quả hơn.

Hãy cùng FLC tìm hiểu về Chiêm nghiệm trong dạy học qua bài viết dưới đây nhé!


Việc dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải đảm bảo rằng các em phải cùng hiểu ý với giáo viên, tức là học sinh nên nắm bắt và liên hệ với những gì đang được dạy. Chiêm nghiệm là thành phần cốt lõi của sự phát triển nghề nghiệp của giáo viên và là chìa khóa để trở thành một giáo viên có tay nghề cao.

Chiêm nghiệm trong dạy học là gì?

Chiêm nghiệm là quá trình giáo viên phản ánh hoặc phân tích cách giảng dạy của của mình để quan sát sự hiệu quả. Quá trình phân tích các kỹ năng giảng dạy của giáo viên giúp họ xem xét và khắc phục những thiếu sót của mình và cũng biết các buổi học của họ có được học sinh yêu thích hay không. Chiêm nghiệm có vẻ giống như một nhiệm vụ trong các chương trình giáo dục nhưng thực sự có thể thay đổi cách các nhà giáo dục hoạt động hoặc thực hiện trong một lớp học. 

Với chiêm nghiệm, giáo viên có thể tìm ra cách tiếp cận hiệu quả nhất và không hiệu quả trong lớp học để họ có thể điều chỉnh phương pháp dạy học theo nhu cầu. Bằng cách này, giáo viên dạy hiệu quả hơn và cũng giúp học sinh biết rằng họ luôn quan tâm đến lợi ích tốt nhất của các em khi thiết kế chiến lược lớp học. Nếu bạn là giáo viên, muốn học sinh chú ý trong giờ học, hãy thử sử dụng chiêm nghiệm vì giúp tạo ra một môi trường học tập tốt hơn và lấy học sinh làm trọng tâm.

Trong bất kỳ phương pháp dạy học nào, chiêm nghiệm giúp giáo viên khắc phục những thiếu sót và giúp nâng cao kỹ năng của họ. Dưới đây là một vài lợi ích liên quan đến chiêm nghiệm.

Lợi ích của chiêm nghiệm đối với giáo viên:

Hưởng lợi từ chiêm nghiệm cho giáo viên là rất lớn. Chiêm nghiệm bao gồm lập kế hoạch cho các bài học mới, phân tích và cải thiện các bài học trước đó của giáo viên, dẫn đến cải thiện kỹ thuật phân phối của họ. Chiêm nghiệm cũng sẽ cho phép các giáo viên hiểu rõ hơn về cách giảng dạy của họ. Nếu giáo viên đang muốn cải thiện và nâng cao kỹ năng giảng dạy, thì chiêm nghiệm sẽ cung cấp những điều đó.

  • Thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp 

Thông qua chiêm nghiệm trong dạy học, giáo viên sẽ có được một quá trình suy nghĩ sâu rộng để hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu và giúp họ phát triển nghề nghiệp của mình. Giáo viên có thể bắt đầu sử dụng chiêm nghiệm bằng cách thực hành như chuẩn bị và phân tích các buổi học của họ. 

Các thông tin được trích xuất từ các buổi học có thể được sử dụng để điều chỉnh và thay đổi các kỹ năng giảng dạy của giáo viên trong khi giải quyết vấn đề của học sinh. Giáo viên cũng có thể viết nhật ký phản ánh, trong đó họ có thể ghi lại những suy nghĩ của mình sau mỗi buổi học và tìm ra những lĩnh vực cần phải cải thiện. 

  • Sự đổi mới:

Chiêm nghiệm không phức tạp như nhiều người nói. Giáo viên nên thường xuyên theo dõi các bài học của mình hoặc có thể chuẩn bị bài học trước. Bên cạnh việc nâng cao kỹ năng của bản thân, hãy dành một vài phút để đánh giá bản thân, nội dung và phong cách giảng dạy của mình sau mọi lớp học. Ghi lại những trải nghiệm tích cực và tiêu cực mỗi ngày sẽ giúp giáo viên tìm ra cách cải thiện các lĩnh vực và tìm ra những cách sáng tạo để làm cho buổi học trở nên thú vị nhưng có ý nghĩa.

Giáo viên có thể nâng cao nhận thức vai trò của mình bằng chiêm nghiệm. Ví dụ: nếu giáo viên nhận thấy rằng học sinh của mình không thể hiểu được lời giảng hoặc sự quan tâm của học sinh đang giảm dần, giáo viên có thể sử dụng các ứng dụng, nền tảng trực tuyến, trò chơi và các công cụ giảng dạy sáng tạo khác để cải thiện khả năng phân phối của mình và thu hút sự quan tâm của các em.

  • Nâng cao mối quan hệ với học sinh: 

Xây dựng mối quan hệ cá nhân với học sinh rất là quan trọng vì giúp các em hiểu rõ về phương pháp dạy học của giáo viên. Vì mỗi học sinh đều khác nhau và có nhu cầu riêng, với chiêm nghiệm, giáo viên có thể dễ dàng phân tích hiệu suất học tập, nhu cầu, tính cách, hành vi và đặc điểm của học sinh. 

Mối quan hệ được hình thành với học sinh sẽ giúp các em cảm thấy an toàn và thoải mái, và dẫn đến học sinh sẽ thích các buổi giảng dạy của giáo viên và sẽ xóa bỏ những nghi ngờ của các em về buổi học hoặc giáo viên. Giáo viên cũng sẽ dễ dàng kết nối với học sinh của mình và giúp các em tận hưởng toàn bộ quá trình giảng dạy.

  • Tạo buổi học sôi động: 

Cơn ác mộng của mọi giáo viên là dạy một lớp học với những học sinh buồn chán và không có động lực. Để tránh trải nghiệm này, giáo viên có thể sử dụng một số chiến lược chiêm nghiệm thú vị để làm buổi học của họ sôi động hơn và làm học sinh tích cực đóng góp cho lớp học. 

Ví dụ: giáo viên có thể bắt đầu buổi học bằng một bài ôn tập, trong đó họ có thể ôn lại các bài giảng trước thông qua một trò chơi, trước khi bắt đầu một chủ đề mới. Điều này sẽ thúc đẩy học sinh tích cực tham gia học hỏi điều mới và cũng làm cho buổi dạy của giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và thú vị. Vào cuối mỗi buổi học, giáo viên có thể hỏi ý kiến phản hồi của học sinh về lớp học để tìm thiếu sót, cách khắc phục và làm cho buổi học trở nên vui vẻ hơn.

Các hoạt động chiêm nghiệm dành cho giáo viên: 

Vì chiêm nghiệm giúp giáo viên tự đánh giá và nhận biết về điểm mạnh và điểm yếu của họ. Dưới đây là một số hoạt động chiêm nghiệm giúp giáo viên. 

  1. Tạo cơ hội cho học sinh phát biểu trước lớp mà không do dự và phản hồi lại những gì các em đang học trong lớp. 
  2.  Cần có sự tương tác thích hợp giữa giáo viên và học sinh, để đảm bảo rằng học sinh có thể nắm bắt được lời giảng mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. 
  3.  Mức độ khó và loại câu hỏi của giáo viên cần phải phù hợp với trình độ của học sinh.

Kết luận: 

Nếu giáo viên muốn phát triển các kỹ năng của mình, thì chiêm nghiệm là cách nên được áp dụng khi giảng dạy. Chiêm nghiệm sẽ giúp cho sự phát triển cá nhân và nghề nghiệp của giáo viên. Các trường nên khuyến khích sử chiêm nghiệm vì giúp tạo nền tảng vững chắc để liên tục trau dồi kinh nghiệm giảng dạy và học tập. Chiêm nghiệm cũng mang đến cho giáo viên cơ hội đổi mới và học hỏi các kỹ thuật giảng dạy mới, mang lại môi trường làm việc hiệu quả hơn.

*Chú thích:

[1]: Chiêm nghiệm là một phần trong tiến trình dạy học, thể hiện khả năng tự học của GV qua những thành công và sai lầm của chính họ. 


Tác giả: ANAGHA VALLIKAT

Nguồn: Reflective Teaching

Dịch giả: Hoàng Đức Phát

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.